image banner
Đảng ủy Sở Tài chính Ninh Bình tổ chức học tập quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân qua phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Thực hiện Kế hoạch số 485-KH/TU, ngày 14/5/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình; Kế hoạch số 10-KH/ĐU, ngày 15/5/2025 của Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch Tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Ngày 18/5/2025, Đảng ủy Sở Tài chính Ninh Bình đã triệu tập toàn thể cán bộ, đảng viên tham dự Hội Nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân tại 4 điểm cầu (Điểm cấu thứ nhất tại Hội trường tầng 3 Sở Tài chính, điểm cầu thứ 2 tại Chi bộ Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài chính công, điểm cầu thứ 3 tại Chi bộ Công ty Xổ số kiến thiết Ninh Bình, Điểm cầu thứ 4 tại Chi Bộ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Ninh Bình).

Tại hội nghị, cán bộ, đảng viên đã được theo dõi qua truyền hình trực tiếp triển lãm "Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật" và "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân" .

Tiếp theo chương trình, tại Hội nghị, Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW".

 Đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW".

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh những tinh thần cốt lõi nhất cùa các nghị quyết và mối quan hệ tác động lẫn nhau, muốn đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta phải triển khai tốt đồng thời các nghị quyết này.

Thứ nhất: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc gia (theo tinh thần Nghị quyết 68).

Thứ hai: Tạo đột phá thực sự về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (theo Nghị quyết 57).

Thứ ba: Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ tư: Hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Mặc dù mỗi nghị quyết tập trung vào một lĩnh vực trọng yếu, chúng liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện.

Cả bốn nghị quyết đều thống nhất mục tiêu: xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nghị quyết 66 yêu cầu hoàn thiện thể chế pháp luật minh bạch, hiện đại, bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Nghị quyết 57 xác định khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là trụ cột tăng trưởng mới. Nghị quyết 59 mở rộng không gian phát triển thông qua hội nhập quốc tế chủ động, tích cực. Nghị quyết 68 thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực trung tâm cho nền kinh tế.

Bốn nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới (2025–2030)

1) Hoàn thiện thể chế pháp luật hiện đại, đồng bộ, thúc đẩy phát triển: Trong 5 năm tới, triển khai toàn diện Nghị quyết 66, cải cách mạnh mẽ quy trình xây dựng, thi hành và đánh giá pháp luật. Mục tiêu: xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập sâu rộng. Khắc phục pháp luật chồng chéo, đồng thời hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi cho đầu tư và phát triển.

2) Đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Giai đoạn 2025–2030 phải tạo đột phá mạnh mẽ thông qua triển khai quyết liệt các chương trình quốc gia về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, lan tỏa tới doanh nghiệp và địa phương. Hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư R&D, thương mại hóa công nghệ; xây dựng hạ tầng dữ liệu và nền tảng số cho chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây là nền tảng kỹ thuật quyết định bứt phá năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

3) Tăng tốc hội nhập quốc tế toàn diện, chủ động, hiệu quả: Chủ động đàm phán, thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới, tận dụng cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu và dòng vốn đầu tư quốc tế. Chuyển hóa cam kết hội nhập thành tăng trưởng thực tế, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao. Đồng thời, tham gia xây dựng và định hình luật chơi quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, an ninh mạng, qua đó khẳng định vị thế và bảo vệ lợi ích quốc gia.

4) Phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực chất, trở thành "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế quốc gia: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về đất đai, tín dụng, công nghệ, thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp linh hoạt, năng động. Xây dựng chiến lược phát triển các tập đoàn tư nhân lớn có năng lực cạnh tranh khu vực, quốc tế, dẫn dắt chuỗi giá trị toàn cầu. Trọng tâm: bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch, công khai, tạo động lực thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển nhanh, bền vững.

Những nhiệm vụ cấp bách trong năm 2025

Năm 2025 là năm bản lề mở ra kỷ nguyên mới, trong khi mục tiêu trở thành quốc gia phát triển chỉ còn hai thập niên phía trước. Nếu không bắt kịp nhịp độ cải cách, không tạo đột phá ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ lỡ mất cơ hội vàng và tụt lại trong cuộc đua toàn cầu. Vì vậy, cần triển khai các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, bài bản, thực chất, lấy hiệu quả thực tế làm tiêu chí đánh giá. Trên tinh thần đó, đồng chí đề nghị toàn hệ thống chính trị khẩn trương thực hiện 8 nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia thực hiện 4 nghị quyết, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình và phân công cụ thể. Đồng thời, lập bộ chỉ số theo dõi, đánh giá định kỳ.

Thứ hai, khẩn trương rà soát toàn diện hệ thống pháp luật, triển khai sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định bất cập theo tinh thần Nghị quyết 66-NQ/TW. Ưu tiên sửa đổi các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; nghiên cứu ban hành Luật Phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ ba, khởi động ngay các chương trình trọng điểm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phê duyệt, triển khai các chương trình quốc gia; hình thành thêm các trung tâm đổi mới sáng tạo mới; xây dựng khung pháp lý cho mô hình sandbox.

Thứ tư, tập trung đàm phán, thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới, nhất là CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA và đặc biệt là đàm phán hiệu qủa FTA với Hoa Kỳ; chủ động chuẩn bị tham gia các hiệp định mới như Hiệp định đối tác kinh tế số (DEPA), Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF); tận dụng cam kết hội nhập để chuyển hóa thành tăng trưởng thực tế.

Thứ năm, thực hiện đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, số hóa dịch vụ công, hỗ trợ vốn, công nghệ, chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng đề án phát triển tập đoàn tư nhân lớn.

Thứ sáu, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nghị quyết; thành lập các Ban chỉ đạo chuyên trách cấp trung ương và cấp tỉnh; bảo đảm cơ chế chỉ đạo thống nhất, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Thứ bảy, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để triển khai nghị quyết: đào tạo chuyên sâu về pháp luật hiện đại, khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và quản trị doanh nghiệp; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có tư duy đổi mới, năng lực số và khả năng thích ứng toàn cầu.

Thứ tám, đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận xã hội: xây dựng các chương trình truyền thông quốc gia về từng nghị quyết; tăng cường đối thoại chính sách giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân và giới trí thức, huy động trí tuệ xã hội cho quá trình triển khai.

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, lãnh đạo các cấp, từ Trung ương đến địa phương phải gương mẫu, tiên phong trong đổi mới tư duy và hành động; dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích quốc gia, thậm chí dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. Các chương trình hành động phải được triển khai quyết liệt, bài bản, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo năng lực và kết quả công tác. Tiếp tục kiến nghị, đề xuất để xây dựng những nghị quyết mới theo phương châm: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Bác Hồ từng dạy.

Đồng thời, mỗi người dân và doanh nghiệp phải được xác định là trung tâm và chủ thể sáng tạo trong phát triển; cần bồi đắp mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp quốc gia, khơi dậy nguồn lực đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, phát triển kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường hiện đại hóa, hội nhập.

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống anh hùng, trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng vươn lên không ngừng của toàn dân tộc, Việt Nam sẽ tiếp tục tiến bước vững chắc trên con đường phát triển nhanh và bền vững. Để đạt được điều đó, mỗi cấp ủy, chính quyền, tổ chức, cá nhân cần xác định rõ trách nhiệm của mình, biến cam kết chính trị thành kết quả cụ thể, thiết thực, cùng nhau thắp lên ngọn lửa “Đổi mới - Khát vọng - Hành động”, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu vào năm 2045.

Phát biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trân trọng tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng ngay sau hội nghị cần tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung hội nghị trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

Sau hội nghị này, Đảng ủy Sở Tài chính tiếp tục chỉ đạo các Chi bộ trực thuộc tổ chức cho cán bộ, đảng viên trong chi bộ thảo luận nghiên cứu triển khai các nội dung, những điểm mới tại 2 chuyên đề được các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt tại hội nghị và đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đây là những vấn đề hệ trọng, mang tính chiến lược, có liên quan trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các địa phương, đơn vị trong năm 2025 và những năm tiếp theo./.

Một số hình ảnh tại các điểm cầu trực tuyến:

anh tin bai

Hình ảnh tại Điểm cầu Hội trường tầng 3 Sở Tài chính

anh tin bai

Hình ảnh tại Điểm cầu Chi bộ Trung tâm tư vấn và Dịch vụ Tài chính công Ninh Bình

anh tin bai

Hình ảnh tại Điểm cầu Chi bộ Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Ninh Bình

anh tin bai

Hình ảnh tại Điểm cầu Chi bộ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Ninh Bình

                                                                                                                                                     Hồng Lý -VPS

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Thông báo mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
image banner